Hệ thống âm vị
Tiếng Việt có 23 âm vị là phụ âm. Tương ứng với 23 âm vị phụ âm thì có 24 cách đọc (phát âm), và được ghi lại bằng 27 chữ viết. 27 chữ viết này được hình thành từ 19 chữ cái (con chữ).
Chúng tôi viết “p+h,…” là muốn biểu thị chữ ph, … được tạo thành từ sự tổ hợp của 2 phụ âm ph và h,…
Những âm tiết không có âm đầu (như: âm, êm, oai, uyên) khi phát âm được bắt đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột gây nên một tiếng bật. Động tác khép kín ấy có giá trị như một phụ âm và người ta gọi là âm tắc thanh hầu, kí hiệu: /?/.
Tiếng Việt có 16 âm vị là nguyên âm (trong đó có 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi) và 2 âm vị là bán nguyên âm*. Trong 16 âm vị nguyên âm và 2 âm vị bán nguyên âm thì có 17 cách đọc (phát âm), và được ghi lại bằng 20 chữ viết. 20 chữ viết này được hình thành từ 12 chữ cái (con chữ).

(Nguồn: Trung tâm Từ điển học)
Hộ em phiên âm các tiếng sau với được không ạ: Với bao kỉniệm ngỡ vừa hôm qua
Xin chào!
Cảm ơn tác giả vì bài viết với nội dung rất hữu ích cho tôi. Tôi có một thắc mắc, mong nhận được giải đáp.
Ở STT 4 của bảng “Âm vị phụ âm”, dường như đang xem chữ [gi] và [d] đều là âm vị /z/, với 2 ví dụ là từ “giếng” và “dao”.
Thế nhưng nếu phát âm theo tiếng nói của một số vùng miền thì chữ “d” ở đây dùng để ghi bán nguyên âm (tôi tạm ghi là) /j/ chứ nhỉ?
Vì trong bài viết đang phân biệt rất rõ giữa [tr]/[ch], [r]/[gi] nên tôi cảm thấy hơi lạ khi không phân biệt [d]/[gi] và xin mạn phép đặt câu hỏi.
Rất mong nhận được phản hồi của tác giả.